Tổ chuyên môn MG Bé
Kế hoạch năm 2015-2016
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỘ TUỔI: 3 - 4 Tuổi
LĨNH VỰC |
MỤC TIÊU |
NỘI DUNG |
DỰ KIẾN THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ |
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT |
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: - Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. + Cân nặng: * Bé trai: 12,9kg – 20,8kg * Bé gái: 12,6kg – 20,7kg + Chiều cao: * Bé trai: 94,4cm – 11,5cm * Bé gái: 93,5cm – 109,6cm Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe. - Trẻ biết được thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng... - Trẻ biết được rau, quả chín có nhiều vitamin. - Trẻ biết về những thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trẻ làm được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt - Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng. - Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định. -.Trẻ biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách. Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khoẻ - Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống. - Trẻ biết ăn để chóng lớn, khoẻ mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trẻ Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh - Trẻ biết vệ sinh các bộ phận của cơ thể. - Trẻ Biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi tên người giúp đỡ ( bị đau, chảy máu, sốt, bị lạc...) - Trẻ biết và không đi theo người lạ. 2. Phát triển vận động: Trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Thực hiện đúng các động tác trong bài tập thể dục sáng theo hiệu lệnh hoặc nhịp bản nhạc bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. Trẻ thực hiện và phối hợp được các cử động của bán tay ngón tay phối hợp tay- mắt. - Trẻ biết gập mở lần lượt từng ngón tay. Trẻ biết thể hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động: - Trẻ biết đi trong đường hẹp về nhà. - Trẻ biết - Bật tại chỗ, Bật liên tục vào vòng, Nhảy từ trên cao xuống khoảng 20cm-25cm; Nhảy lò cò tại chỗ, về phía trước;Bật tách chân, khép chân - Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân 2m-3m; Trẻ biết ném xa bằng hai tay.
|
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: - Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho trẻ một năm 2 lần; lưu kết quả khám báo cho phụ huynh phối kết hợp chăm sóc các cháu. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe. - Trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm giàu chất đạm, các món ăn được chế biến ở trường mầm non. - Giúp trẻ biết nên ăn nhiều rau, quả chín có lợi cho sức khỏe. - Giúp trẻ nhận biết sự liên quan giữa ăn và bệnh tật (Tiêu chảy, sâu răng...) Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt - Hướng dẫn trẻ các kỹ năng: cách rửa tay bằng xà phòng. đánh răng súc miệng, lau mặt, - Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng thiết bị vệ sinh đúng cách. - Hướng dẫn trẻ cách cầm thìa, cốc bằng tay phải. Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khoẻ. - Tập cho trẻ có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, trẻ biết mời cô, mời bạn trước khi ăn., khi ăn không rơi vải, biết nhặt thóc, cơm đổ bỏ vào dĩa. ăn không nói chuyện. - Giúp trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có sức khỏe tốt.
Giữ gìn sức khỏe và an toàn - Tập cho trẻ thói quen giữ gìn sức khỏe, biết vệ sinh cơ thể. - Giúp trẻ nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.(ví dụ: Bị chảy máu sốt, bị lạc…) - Giúp trẻ biết không cho người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rũ đi chơi, không ra khỏi nhà, khu vực trường lớp khi không được phép, .người lớn, cô giáo sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi. 2. Phát triển vận động: Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: + Hô hấp: Tập hít vào thở ra. -Tay: +Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên - Lưng, bụng, lườn: + Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông - Chân: + Bật tại chỗ, nhún chân đầu gối hơi khuỵu; Tập các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay, mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ - Hướng dẫn trẻ gập mở lần lượt từng ngón tay, cổ tay + Bẻ, nắn, lắp ráp. Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động:. - Đi và chạy, giữ thăng bằng: + Hướng dẫn trẻ đi theo đường hẹp về nhà - Bò, trườn, trèo: + Hướng dẫn bò bằng bàn tay và bàn chân 2m-3m - Tung , ném, bắt: + Hướng dẫn trẻ ném xa bằng 2 tay + Lăn đập, tung bắt bóng với cô. +Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang, dọc. - Bật nhảy: + Bật liên tục vào vòng + Bật nhảy từ trên cao xuống ( 20-20cm) + Bật tách chân khép chân |
Trường mầm non Của bé 3 tuần Từ 07/09/2015 đến 26/9/2015
Bản thân 4 tuần Từ: 28/09/2015 đến 23/10/2015
Gia đình 4 tuần Từ: 26/10/2015 đến 20/11/2015
Nghề nghiệp 04 tuần Từ: 23/11/2015 đến18/12/2015
Thế giới động vật 05 tuần Từ: 21/12/2015 đến 05/02/2016
|
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC |
1. Khám phá khoa học: Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng -Trẻ nói được một vài đặc điểm của sự vật, hiện tượng quen thuộc. -Nhận biết được sự thay đổi rỏ nét của sự vật, hiện tượng. -Trẻ biết được lợi ích của các nguồn nước đang sử dụng. -Trẻ biết được không khí, ánh sáng cần thiết cho con người. Trẻ nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản -Trẻ biết các đặc điểm và công dụng, chất liệu của các đồ dùng đồ chơi gần gũi trẻ. -Thích tìm hiểu khám phá,khám phá đồ vật hay đặt ra các câu hỏi: Ai đây? Cái gì đây?... -Trẻ biết phân loại đối tượng theo 2 dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại. Trẻ thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau -.Trẻ nhận biết được một số đắc điểm nổi bật của các con vật, cây, hoa quả quen thuộc. - Trẻ mô tả được những dấu hiệu nổi bật của đối tượng khi quan sát với sự giúp đỡ. 2. Khám phá xã hội: Trẻ nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng - Trẻ nói đúng họ tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện -. Trẻ nói được tên,công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình. - Trẻ nói được họ tên đặc điểm của bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. - Trẻ biết nói tên công việc của cô giáo và các bác nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện. Trẻ nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương. - Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi. Trẻ nhận biết một số lễ hội và danh lam thắng cảnh: -Trẻ biết kể tên một số ngày lễ hội. - Trẻ biết kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh di tích lịch sử của quê hương, đất nước. 3. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán: Trẻ nhận biết số lượng, số đếm: - Trẻ biết đếm các đối tượng 5. - Trẻ biết gộp các đối tượng với nhau theo 2 nhóm đồ vật. Trẻ biết Sắp xếp theo qui tắc: - Trẻ biết xếp tương ứng 1-1 theo ác nhóm đồ vật. Trẻ nhận biết vị trí trong không gian và định hướng trong không gian - Trẻ xác định được vị trí phía trên phía dưới, phía phải, phía trái. Trẻ biết so sánh hai đối tượng -Trẻ biết so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5, nói được các từ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. -Trẻ biết so sánh 2 đối tượng về kích thước và nói các từ: to hơn, nhỏ hơn, dài hơn, ngắn hơn, cao hơn, thấp hơn. Trẻ nhận biết được hình dạng khối cầu -Nói đúng hình tròn, hình vuông, hình tam giác. -Trẻ biết nhận dạng, gọi têncác hình tròn hình vuông, chữ nhật, tam giác. |
1. Khám phá khoa học: Một số hiện tượng tự nhiên *Thời tiết, mùa: +Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người. *Ngày, đêm, mặt trời, mặt trăng. +Sự khác nhau giữa ngày, đêm, mặt trời, trăng. *Nước +Các nguồn nước trong môi trường sống. +Lợi ích của nước đối với đời sống con người, động vật, cây cối. +Một số đặc điểm, tính chất của nước. +Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước. *Không khí, ánh sáng. + Tìm hiểu không khí các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống con người, con vật và cây. *Đất, đá, cát, sỏi. + Tìm hiểu một số đặc điểm và tính chất của đất đá, sỏi, cát. Trẻ biết mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản + Tìm hiểu về chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. + Đặc điểm công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi + So sánh sự khác nhau và giống nhau của 1-2 đồ dùng, đồ chơi + Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu. Trẻ thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau +Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa,quảgần gũi, lợi ích và tác hại đối với con người +Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây. +So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả. +Phân loại cây, hoa,quả,con vật theo 1-2 dấu hiệu. +Quan sát phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vậy, cây cối với môi trường sống. 2. Khám phá xã hội : Nhận biết bản thân, gia đình và cộng dồng + Trò chuyện với trẻ về họ tên, ngày sinh giới tính, sở thích của bản thân. +Họ tên công việc bố mẹ, những người thân trong gia đình. + Biết tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn, các hoạt động trong lớp + Phân biệt một số đặc điểm của tôi và bạn, họ tên ngày sinh, giới tính, sở thích của bản thân và bạn bè người thân của bé. + Trò chuyện về công việc, tên của cô giáo và công việc của các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi.
Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương +Tên gọi, công cụ sản phẩm,các hoạt động, và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống xủa địa phương. Nhận biết một số lễ hội và danh lam thắng cảnh +Đặc điểm nổi bật của một số di tích,danh lam, thắng cảnh,ngày lể hội, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước.
3. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán: Tập hợp số lượng thứ tự và đếm:. + Đếm theo đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng. + Nhận biết các chữ số, số lượng và thứ tự trong phạm vi 5. +Gộp các nhóm đối tượng và đếm. +Tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau. +Nhận biết ý ngĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày|( số nhà, biển số xe…) Sắp xếp theo qui tắc - Sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu + so sánh, phát hiện qui tăcsắp xếp và sắp xếp theo qui tắc + Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi. Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng trong không gian + Xác định vị trí của đồ vật đối với bản thân trẻ so với bạn khác( phía trước- phía sau; phía trên-phía dưới; phía trái- phía phải). +Nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Trẻ so sánh hai đối tượng + Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo. + Đo chiều cao, đo và so sánh ai cao, ai thấp. Trẻ biết được hình dạng khối cầu: + so sánh sự giống nhau, khác nhau của các hình: hình vuông, tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. +Chắp ghép các hình, hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu. |
Thế giới thực vật 06 tuần Từ: 08/02/2016 đến18/03/2016 (Nghỉ Tết Nguyên Đán từ 08/2/2016 đến 19/02/2016)
Giao thông 04 tuần Từ: 21/3/2016 đến15/04/2016 Nước và hiện tượng tự nhiên 02tuần Từ: 18/04/2016 đến29/01/2016
Quê hương- Đất nước - Bác Hồ 03 tuần Từ: 02/05/2016 đến20/05/2016
|
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ |
Trẻ nghe hiểu được lời nói - Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản - Trẻ biết đọc biểu cảm các bài thơ ca dao, đồng dao. Trẻ biết sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày: -Trẻ biết phát âm rỏ ràng đê người khác dể hiểu. -Diển đạt nhu cầu mong muốn để người khác hiểu. -Trẻ biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi của người đối thoại. - Kể lại dựa theo câu hỏi. -Trẻ biết kể lại chuyện đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ biết làm quen với việc đọc - viết -Trẻ biết làm quen một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống.
- Trẻ biết nhận ra các chữ số, biết tập to các nét của chữ cái. -Trẻ biết đọc, viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. - Trẻ nhìn vào tranh minh họa và gọi tên các nhân vật trong tranh.
|
Nghe hiểu được lời nói: +Hiểu được các từ chỉ đặc điểm,tính chất,công dụng và các từ biểu cảm. +Hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu. +Nghe hiểu nội dung kể chuyện,truyện đọc phù hợp với độ tuổi. +Nghe các bài hát bài thơ, bài đồng dao,tục ngữ, câu dối, hò,vè phù hợp với độ tuổi. Trẻ sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày: +Phát âm các tiếng có chứa âm khó. +Bày tỏ tình cảm, nhu cầu hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép. +Trả lời các câu hỏi và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào ? Để làm gì?.. +Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép. +Nói và thể hiện của chỉ , điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. +Đọc thơ, ca dao, tục ngữ, hò , vè. +Kể lại chuyện đã được nghe. +Kể lại sự việc có nhiều tình tiết. +Đóng kịch Trẻ Làm quen với việc đọc và viết: + Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống( nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm,biẻn báo giao thông , đường dành cho người đi bộ…) +Nhận dạng một số chữ cái. +Tập tô các nét chữ. +Xem, nghe đọc lại nhiều loại sách khác nhau. +Làm quen với cách đọc và viết tiếng việt +Hướng đọc , viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới. +Đọc truyện qua tranh vẽ. + Cách cầm đúng chiều mở sách xem tranh và đọc chuyện. + Trẻ có một số hành vi như người đọc sách., Giữ gìn sách. |
|
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - KỸ NĂNG VÀ XÃ HỘI |
Thể hiện ý thức về bản thân - Trẻ Nói được họ tên tuổi giới tính của bản thân, tên bố mẹ địa chỉ nhà hoặc điện thoại - Trẻ nói được điều bé thích , không thích,. Những việc bé làm được và việc gì bé không làm được -. Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ cô giáo những việc vừa sức - Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm của con người sự vật hiện tượng xung quanh. - Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ… - Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. Trẻ có hành vi và qui tắc úng xử xã hội -` Trẻ biết chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẩn của người khác. -Trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. -Trẻ biết cùng chơi với bạn. - Trẻ biết chờ đến lượt. Trẻ biết quan tâm đến môi trường -.Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc - Trẻ biết bỏ rác vào đúng nơi qui định -. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. |
Thể hiện ý thức về bản thân +Tên, tuổi, giới tính. +Sở thích, khả năng của bản thân +Nhận biết một số trạng thái cảm xúc(vui, buồn, sợ hãi…)qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói… Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm của con người, sự vật hiện tượng xung quanh. - Bộc lộ cảm xúc, vui buồn sợ hải, túc giận, ngạc nhiên xấu hổ - Nhận biết các trạng thái cảm xúc, vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ với người khác. Hành vi và qui tắc úng xử xã hội +Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép. + Chờ đến lượt,. hợp tác. +Yêu mến, quan tâm người thận trong gia đình. +Quan tâm giúp đỡ bạn. +Phân biệt hành vi “đúng”, “sai” , “xấu” , “tốt”. Trẻ quan tâm đến môi trường - Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây,con vật - Giáo dục trẻ có ý thức vệ môi trường nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường ( không vức rác bừa bải , bẻ cành ngắt hoa) - Bảo vệ chăm sóc con vật, cây cối.
|
|
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ |
.Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẽ đẹp của thiên nhiên cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật: -Trẻ biết bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật gần . -Trẻ thích nghe, thích hát, thích nghe nhạc. Trẻ thực hiện được một số kỹ năng hoạt động âm nhạc(hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ nặn cắt dán, xếp hình) -Trẻ biết vận động theo nhịp bài hát,bản nhạc ( vỗ tay, vận động minh họa..) - Trẻ biết hát theo lời ca của bài hát quen thuộc, - Biết hát kết hợp vận động đơn giản: nhùn nhảy, dận chân… Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ( âm nhạc, tạo hình) -Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm đơn giản có sự gợi ý. -Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiêng, ngang. -Biết sử dụng đường nét, màu sắc, hình dáng tạo ra các sản phẩm đơn giản. -Biết giữ gìn sản phẩm. |
Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẽ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống và nghệ thuật
+Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên,cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. Một số kỹ năng hoạt động âm nhạc( hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ nặn cắt dán, xếp hình) +Nghe các lời nhạc khác nhau: thiếu nhi, dân ca.. +Hát đúng giai điệu lời cavà thể hiện sắc thái,tình cảm của bài hát. +Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc. +Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. +Tự chọn dụng cụ nguyên liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích. +Nói lên ý tưởng cho sản phẩm tạo hình của mình. +Đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình. +Lựa chọn các hình thức vận động theo nhạc. |
|
THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
ĐỘ TUỔI: 3-4 TUỔI
Thời gian thực hiện: 35 tuần
STT |
Chủ đề |
Số tuần |
Thời gian thực hiện
|
1 |
- Trường mầm non của bé |
03 tuần |
Từ: 07/09/2015 đến 26/09/2015
|
2 |
- Bản thân |
04 tuần |
Từ: 28/09/2015 đến 23/10/2015
|
3 |
- Gia đình |
04 tuần
|
Từ: 26/10/2015 đến 20/11/2015
|
4 |
- Nghề nghiệp |
04 tuần |
Từ: 23/11/2015 đến18/12/2015
|
5 |
- Thế giới động vật |
05 tuần |
Từ: 21/12/2015 đến5/02/2016
|
6 |
- Thế giới thực vật |
06 tuần |
Từ: 08/02/2016 đến18/03/2016 (Nghỉ Tết Nguyên Đán từ 08/2/2016 đến 19/02/2016)
|
7 |
- Giao thông |
04tuần
|
Từ: 21/3/2016 đến15/04/2016
|
8 |
- Nước và hiện tượng tự nhiên |
02 tuần |
Từ: 18/04/2016 đến29/01/2016
|
9 |
- Quê hương đất nước Bác Hồ |
03 tuần |
Từ: 02/05/2016 đến20/05/2016
|